a
Nghi vợ ngoại tình, chồng giả vờ tự tử chẳng may chết thật
Em đi ngược đến tình yêu
Bài học cuộc sống sâu sắc từ lá thư cựu lãnh đạo Đài Loan gửi con
Tại sao ông Tập Cận Bình thăm Hàn Quốc?

Nghi vợ ngoại tình, chồng giả vờ tự tử chẳng may chết thật
Người đàn ông xấu số đã trượt chân rơi xuống đất và chết tại chỗ sau khi trèo lên thành cầu để giả...

Em đi ngược đến tình yêu
Tình yêu tuyệt vời thuộc về người phụ nữ cao thượng ! Không bút nào tả xiết ! Những dòng thơ tôi v...

Bài học cuộc sống sâu sắc từ lá thư cựu lãnh đạo Đài Loan gửi con
Sun Yun-suan là nhà kinh tế, chính trị Đài Loan. Lá thư ông gửi con trai chia sẻ những bài học từ ...

Tại sao ông Tập Cận Bình thăm Hàn Quốc?
Với việc ông Tập tới Seoul trước Bình Nhưỡng, nhiều người cho rằng, mối quan hệ đồng minh Trung – ...
index
Sự Kiện - Xã Hội
Triệu phú gốc Việt mua tháp Eiffel
30 Jun 2014Phụ trang kinh tế của báo Le Monde (Pháp) ngày 27-6 đã đăng bài của phóng viên Denis Cosnard với ... Read more
- 9 thói quen khác biệt của người giàu so với người nghèo
- Ngân hàng Trung Quốc dẫn đầu thế giới về lợi nhuận
- Khởi My- Kelvin Huy Khánh: Cặp đôi mới tuyệt đẹp của showbiz Việt
- Phụ nữ và những lỗi sai khi dùng xe máy
Latest Post
Nghi vợ ngoại tình, chồng giả vờ tự tử chẳng may chết thật
Written By Vn24h.info on Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014 | 04:02
Người đàn ông xấu số đã trượt chân rơi xuống đất và chết tại chỗ sau khi trèo lên thành cầu để giả vờ tự tự do nghi ngờ vợ ngoại tình.
Nghe được những lời đồn đại về mối quan hệ bất chính của vợ, ông Xue Yen (đến từ thành phố Hợp Phì, Trung Quốc) vô cùng tức giận và đã quyết định "làm cho ra nhẽ".
Để “đe” vợ mình, người đàn ông này đã leo lên thành cầu mặc cho người vợ khóc lóc can ngăn, giải thích ở bên dưới.
Sự việc nhanh chóng thu hút sự chú ý của những người qua đường. Ngay khi biếttin, lực lượng cảnh sát và cứu hỏa cũng có mặt tại hiện trường để giải cứu và khuyên ngăn người đàn ông.
Tuy nhiên, trong lúc đứng trên cầu, Xue Yen đã trượt chân ngã xuống đất và tử vong tại chỗ. Em trai của Xue Yen, anh Feng cho biết “Xue Yen là 1 người hay ghen và thường xuyên làm to chuyện nếu chỉ nghe bóng gió vợ đang lừa dối mình. Tuy nhiên, lần này, anh ấy lại trèo hẳn lên cầu để dọa vợ.
Chúng tôi biết anh ấy không hề có ý định tự tử nhưng do trượt chân nên anh ấy ngã và thiệt mạng thật”. Những nhân chứng tại hiện trường cũng khẳng định lúc sự việc xảy ra, Xue Yen không hề có ý định nhảy cầu. Tuy nhiên, lúc đó, anh ta tỏ ra khá mệt mỏi và căng thẳng.
Nguồn tinmoi.vn
Em đi ngược đến tình yêu
Written By Vn24h.info on Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014 | 00:06
Tình yêu tuyệt vời thuộc về người phụ nữ cao thượng ! Không bút nào tả xiết ! Những dòng thơ tôi viết dưới đây chính là tình yêu như thế, làm rung động trái tim xa ngái của người đàn ông xa vời! Chúng ta cảm được để khơi nguồn cho những dòng chảy về hạnh phúc được hưởng từ người phụ nữ như thế, và biết hướng về họ.... Trân trọng và bảo vệ!!!
Em ngược đường, ngược nắng để yêu anh.
Ngược phố đông người, ngược chiều gió thổi.
Ngược thời gian tìm về yêu nông nổi.
Cô đơn bay ngươc hướng lũ chim trời !
Em một mình lọt thỏm vào xa xôi
Đời rộng thế chứa muôn điều lầm lạc
Thương con cá hồi bơi về đầu thác
Thuyển cũng mỏi bởi ngược mãi sóng trôi
Em chẳng ngại dù sức cạn hao vơi
Nước mắt nuốt vào giữ lòng không khô khát
Bao nỗi khổ bị bào thành sa mac cát
Em cố ngược qua tất cả đến vì anh
.....
Có nhiều lúc em cũng thấy chênh vênh
Lòng tự hỏi anh có xuôi lại đón?
Em 'đi ngược' bởi tình yêu em đã chọn
Mỗi bước chân hy vọng được thêm gần...
Bài học cuộc sống sâu sắc từ lá thư cựu lãnh đạo Đài Loan gửi con
Written By Vn24h.info on Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014 | 23:35
Sun Yun-suan là nhà kinh tế, chính trị Đài Loan. Lá thư ông gửi con trai chia sẻ những bài học từ trải nghiệm thực tế, được lan truyền vì ý nghĩa sâu sắc.
Ông Sun là Bộ trưởng Kinh tế từ năm 1969 đến 1978, sau đó được bầu làm người đứng đầu chính quyền Đài Loan từ năm 1978 đến 1984. Tháng 2/1984, ông bị đột quỵ do xuất huyết não và sau khi phục hồi chỉ có thể ngồi trên xe lăn. Tháng 2/2006, ông qua đời tại Đài Bắc, hưởng thọ 92 tuổi.
Ngoài các tác phẩm về kinh tế, chính trị, người ta quan tâm đến một bức thư ông để lại cho các con. Lá thư giản dị, chân thành là những bài học cuộc sống ông muốn gửi gắm đến các con. Dưới đây là nội dung lá thư đầy ý nghĩa, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và lan truyền trên nhiều mạng xã hội, diễn đàn thời gian qua:
"Con trai yêu quý,
Cuộc sống luôn có cả phước lành lẫn tai họa và không ai biết mình có thể sống được bao lâu, vì thế có những điều nói ngay bây giờ tốt hơn để sau.
Bố là bố của con và nếu bố không nói với con những điều này, sẽ không ai nói cả. Đây là những lời đúc kết của bố từ nhiều năm trải nghiệm, qua những thất bại, đắng cay trong bôn ba cuộc đời. Bố hy vọng con sẽ không lặp lại những sai lầm bố từng mắc:
Ông Sun Yun-suan và vợ lúc sinh thời. Ảnh: Mag.udn.com.
1. Trên đường đời, con sẽ gặp những người đối xử tệ với mình. Đừng để tâm. Không ai có bổn phận phải đối xử tốt với con, trừ bố mẹ. Đối với những người đối xử tử tế với con, hãy trân trọng và biết ơn, nhưng cũng hãy đề phòng họ. Họ có thể đối tốt với con vì mục đích nào đó. Hãy tìm hiểu động cơ thực sự. Đừng vội kết luận một người là tốt chỉ đơn giản vì họ ưu ái con.
2. Không ai là không thể thay thế. Không có thứ gì trên thế giới này con phải bám chặt lấy hay cố sở hữu bằng mọi giá. Nếu con hiểu điều này, thì về sau, dù mất bất cứ điều gì trong đời, con vẫn có thể đứng vững.
3. Cuộc đời rất ngắn ngủi. Đừng phí thời gian và năng lượng vào những người, việc, thứ không cần thiết. Nếu con làm vậy, sau này con sẽ nhận ra rằng con đã lãng phí tất cả những ngày tháng qua.
Nhận ra điều này càng sớm, con càng tận hưởng được cuộc sống nhiều hơn. Hãy luôn trân trọng và tận hưởng cuộc sống. Điều đó tốt hơn nhiều so với việc cố gắng kéo dài tuổi thọ.
4. Không có gì trên thế giới là mãi mãi, kể cả tình yêu. Tình cảm có thể thay đổi theo thời gian. Nếu một ngày nào đó con mất đi người con từng yêu tha thiết, hãy nhẫn nại. Đừng cố níu kéo những gì đã mất hay phóng đại cảm xúc của mình. Thời gian sẽ làm dịu nỗi đau. Thời gian sẽ hàn gắn tất cả.
5. Không phải tất cả những người thành công đều học hành đến nơi đến chốn, nhưng điều này không có nghĩa là con có thể bỏ bê việc học của mình. Kiến thức con có được là tài sản lớn nhất của con.
Con có thể thay đổi từ tay trắng lên anh tài và biến không thành có. Chúng ta không thể làm được những điều này nếu không có kiến thức, kỹ năng. Hãy nhớ kỹ.
6. Bố không mong đợi con sẽ chăm lo cho bố khi bố về già. Cũng vậy, bố không có trách nhiệm phải bao bọc con khi con đã trưởng thành. Nhiệm vụ của bố được coi là đã hoàn thành khi con lớn lên và trở thành một người độc lập.
Con có thể đi xe bus hay lái xe Benz đắt tiền. Tương tự, con có thể ăn mì gói hay bào ngư. Lựa chọn đó thực sự do con.
7. Con có thể hứa hẹn với mọi người nhưng con không được phép yêu cầu họ cam kết với con. Con có thể đối xử tốt với người ta nhưng đừng hy vọng họ đáp lại con như vậy. Con đối xử với họ như thế nào không có nghĩa là họ phải đối lại với con như thế ấy. Nếu con không thể nhìn thấu điều này, về sau con sẽ chỉ có thêm nhiều đau khổ, thất vọng.
8. Rất nhiều người mua vé số suốt nhiều năm nhưng cuối cùng họ vẫn trắng tay, nghèo đói. Để thành công hay giàu có, con đều phải nỗ lực hết mình. Có một điều đơn giản cần nhớ là: Trên thế giới này không có gì miễn phí.
9. Chúng ta ở bên nhau như một gia đình chỉ trong cuộc đời này thôi, dù con thích hay không. Vì thế, hãy trân trọng và nâng niu khi chúng ta bên nhau, chia sẻ, gắn bó. Dù muốn hay không, chúng ta sẽ không thể gặp nhau ở kiếp sau.
Cuối cùng, có một lưu ý nhỏ cha muốn chia sẻ với con: Hãy đền đáp lòng tốt của cha mẹ, chăm sóc cho sức khỏe và trạng thái cân bằng của bản thân. Ăn uống điều độ, trò chuyện ôn hòa. Trẻ nhỏ cần được dạy bảo. Đau ốm cần phải chữa trị. Các mối quan hệ cần phải nuôi dưỡng, sống hướng tới sự hoàn thiện.
Theo VnExpress
Tại sao ông Tập Cận Bình thăm Hàn Quốc?
Với việc ông Tập tới Seoul trước Bình Nhưỡng, nhiều người cho rằng, mối quan hệ đồng minh Trung – Triều đang có vấn đề.
Ngày 3 và 4/7 tới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm chính thức Hàn Quốc, đáp lễ chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye vào tháng 6/2013. Đây là lần đầu tiên, lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc phá lệ thăm Seoul trước Bình Nhưỡng.
Trong chuyến công du nhận được sự quan tâm đặc biệt của Bình Nhưỡng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham gia hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye lần thứ 5 trong vòng 1 năm qua trong khi vẫn chưa từng gặp mặt nhà lãnh đạo của CHDCND Triều Tiên, Kim Jong Un.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye (Ảnh: korea.net)
Triều Tiên bất ngờ dịu giọng
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA ngày 30/6 đưa tin cho hay, Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng ngừng mọi hành động và lời nói thù địch, và kêu gọi Hàn Quốc hưởng ứng. Động thái này diễn ra ngay trước thềm chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Hàn Quốc và Triều Tiên.
Bình Nhưỡng đồng thời đề nghị chấm dứt các cuộc diễn tập bắn đạn thật cũng như các hoạt động quân sự khác ở gần hải giới tranh chấp với Hàn Quốc trên biển Hoàng Hải. Triều Tiên cũng cho biết, họ sẽ cử vận động viên tham dự Á vận hội lần thứ 17 diễn ra ở Incheon, Hàn Quốc vào tháng 9 tới.
Triều Tiên còn yêu cầu Seoul hủy cuộc tập trận chung với Mỹ dự kiến diễn ra vào tháng 8, tuy nhiên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc từ chối bình luận về đề xuất này của Triều Tiên.
Đề xuất nói trên được đưa ra vài giờ sau khi Triều Tiên xác nhận vụ thử tên lửa thứ hai chỉ trong vài ngày. Mặc dù vậy, dường như Mỹ không dễ bị thuyết phục bởi thái độ thiện chí bất ngờ của Triều Tiên, Washington khẳng định cuộc tập trận chung vẫn diễn ra như dự kiến.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói: “Nhìn chung, chúng tôi ủng hộ việc quan hệ liên Triều được cải thiện nhưng với những hoạt động diễn tập cụ thể, đây là định hướng quốc phòng của chúng tôi, hoạt động này được lên kế hoạch thực hiện để tăng cường khả năng đối phó với bất kỳ tình huống nào có thể phát sinh”.
Bà Psaki nói thêm: “Những bài diễn tập nhằm mục đích tăng khả năng sẵn sàng để bảo vệ Hàn Quốc và bảo vệ an ninh khu vực. Các hoạt động này vẫn diễn ra thường niên, chúng tôi đều thấy rõ lợi ích của các cuộc tập trận và vì thế, không có lý do gì để không tiếp tục”.
Khi được hỏi bình luận của Mỹ về các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên mới đây, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói rằng, Triều Tiên nên tránh có những hành động khiêu khích mà thay vào đó cần phải nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ và các cam kết quốc tế của mình.
Triều Tiên – vấn đề trọng tâm trong chuyến thăm Hàn Quốc của ông Tập
Các quan chức Seoul cho biết, chương trình tên lửa và kế hoạch thực hiện một vụ thử hạt nhân thứ 4 của CHDCND Triều Tiên sẽ là vấn đề chính trong chương trình nghị sự khi Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Hàn Quốc.
Tên lửa Triều Tiên trong một cuộc diễu hành ở Bình Nhưỡng (Ảnh: CNN)
Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se nói trước Quốc hội nước này cho biết: “Chắc chắn sẽ có một sự cam kết mạnh mẽ của hai nhà lãnh đạo rằng, chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên sẽ không được dung thứ”.
Ông Yun nói thêm: “Hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ dành nhiều thời gian thảo luận về chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên cũng như những vấn đề khác liên quan đến bán đảo Triều Tiên, chúng tôi tin rằng, bầu không khí hợp tác sẽ được phản ánh trong một tuyên bố chung”.
Trung Quốc vốn rất thận trọng khi nói về chương trình hạt nhân của Triều Tiên, nhưng 3 vụ thử hạt nhân trong năm 2013 và những hành động quá khích gần đây của Bình Nhưỡng dường như đang thách thức sự kiên nhẫn của Trung Quốc.
Tháng 5/2014, tại cuộc họp của các nhà ngoại giao hàng đầu, Hàn Quốc và Trung Quốc đã nhất trí quan điểm cho rằng hoạt động hạt nhân mới của Triều Tiên là mối đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định của khu vực.
Bắc Kinh ủng hộ Liên Hợp Quốc trừng phạt Bình Nhưỡng, nhưng vẫn duy trì phương pháp tiếp cận cân bằng đối với hai miền Triều Tiên. Hồi tháng 3/2014, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đưa ra tuyên bố cho rằng, phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là con đường duy nhất cho hòa bình và rằng Trung Quốc sẽ không cho phép chiến tranh hoặc bất ổn nổ ra ở khu vực giáp ranh với nước này.
Không chỉ có vậy, nhân chuyến thăm Hàn Quốc lần này, ông Tập Cận Bình sẽ không bỏ lỡ cơ hội cam kết tăng cường quan hệ kinh tế với Hàn Quốc. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Hàn Quốc trong khi Seoul là đối tác đứng hàng thứ năm của Bắc Kinh. Theo thống kê, thương mại hai chiều Trung - Hàn hàng năm lên tới gần 230 tỷ USD. Con số này vượt xa so với kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên (6 tỷ USD trong năm 2012).
Trung Quốc tìm cách đào sâu những bất đồng Nhật - Hàn
Đây không chỉ là chuyến công du Hàn Quốc đầu tiên trên cương vị Chủ tịch nước của ông Tập Cận Bình mà còn là lần đầu tiên, người đứng đầu Bắc Kinh phá lệ thăm Seoul trước Bình Nhưỡng.
Chủ tịch Trung Quốc lần đầu phá lệ thăm Seoul trước Bình Nhưỡng (Ảnh: AFP)
Hai người tiền nhiệm của ông Tập Cận Bình là các ông Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân đều chọn thăm Bình Nhưỡng trước. Vì vậy, quyết định của ông Tập Cận Bình được cho là phản ánh vết rạn nứt ngày càng lớn giữa Trung Quốc và Triều Tiên, đặc biệt là sau lần thử hạt nhân thứ ba của Bình Nhưỡng hồi tháng 2/2013.
Trên thực tế, mặc dù phụ thuộc hoàn toàn vào Bắc Kinh về kinh tế, thương mại, năng lượng, nhưng dưới sự lãnh đạo của ông Kim Jong Un, dường như Bình Nhưỡng ngày càng "khó bảo", gây nhiều phiền toái, khó xử cho Trung Quốc mà tiêu biểu là hoạt động phóng tên lửa và thử hạt nhân và thái độ thách thức với Hàn Quốc.
Lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc tới Hàn Quốc vào lúc quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo đang ở mức thấp nhất. Điều này khiến không ít người cho rằng, Trung Quốc muốn tìm kiếm sự ủng hộ của Hàn Quốc để đối đầu với Nhật Bản. Quá khứ tội ác của quân đội phát xít Nhật tại Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn là những chủ đề nhạy cảm, dễ kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa. Bên cạnh đó, Bắc Kinh và Seoul đều có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Tokyo.
Trung Quốc càng có lý do để lo ngại khi chính quyền của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang nỗ lực thực hiện các bước đi cần thiết để giải thích lại bản Hiến pháp hòa bình, qua đó cho phép quân đội nước này có thể thực hiện quyền phòng vệ tập thể.
Giải thích về kế hoạch điều chỉnh lại Hiến pháp, Thủ tướng Abe cho hay, chính những căng thẳng trong khu vực (bao gồm cả lập trường ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ cũng như một Triều Tiên thất thường) khiến Nhật Bản cần phải được chuẩn bị tốt hơn để bảo vệ chính mình.
Tại Đông Bắc Á, Hàn Quốc và Nhật Bản là hai đồng minh quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong kế hoạch tái triển khai lực lượng của Mỹ, trong khuôn khổ chính sách "xoay trục" sang Châu Á của chính quyền Obama.
Trong khi Mỹ đã và đang nỗ lực để đưa Nhật - Hàn xích lại gần nhau hơn thông qua các cuộc họp 3 bên để dễ bề thực hiện chiến lược “xoay trục” thì Trung Quốc lại đang âm mưu trở thành kẻ phá bĩnh.
Theo nhận định của tờ Finacial Times, mối quan tâm hàng đầu hiện nay của Trung Quốc là gây cản trở, hạn chế tối đa sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực để họ rộng đường thực hiện giấc mộng bá quyền. Chiến lược này của Trung Quốc sẽ thu được kết quả nếu như họ thành công trong việc đào hố sâu bất đồng giữa hai đồng minh Đông Bắc Á của Washington.
Trung Quốc sẽ đứng ngoài cuộc trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên
Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm 30/6 tuyên bố, vụ thử tên lửa “không liên quan” đến chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Seoul và Bắc Kinh “duy trì các cuộc trao đổi thường xuyên” với cả 2 miền Triều Tiên.
Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên (Ảnh: EPA)
Trong khi đó, Shi Yinhong, Giáo sư quan hệ quốc tế tại đại học Renmin của Trung Quốc trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Yonhap cho rằng: “Rất có thể trong chuyến thăm Hàn Quốc lần này, ông Tập sẽ trấn an Tổng thống Park rằng Trung Quốc cam kết ủng hộ các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc chống lại chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên”.
Tuy nhiên, nhận định này lại không nhận được sự đồng tình của giới quan sát. Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, bất chấp áp lực từ Mỹ và Hàn Quốc, nhiều khả năng, Trung Quốc sẽ không đứng ra để đảm bảo rằng CHDCND Triều Tiên sẽ từ bỏ tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân của nước này.
Li Changhe, một nhà cựu ngoại giao cấp cao hiện đang làm việc cho Hiệp hội Kiểm soát vũ khí và Giải trừ quân bị của Trung Quốc nói: “Theo quan điểm của tôi, các nhân vật chính trong cuộc chơi không bao gồm Trung Quốc mà chỉ là CHDCND Triều Tiên và Mỹ”.
Ông Li Changhe nói thêm: “Trung Quốc ở đó nhằm thúc đẩy các cuộc đàm phán để các bên ngồi lại với nhau. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là không bên nào thực sự lắng nghe chúng tôi. Chúng tôi đang bị mắc kẹt ở giữa”.
Trên thực tế, Triều Tiên vẫn nói “cứng” rằng, vụ phóng tên lửa gần đây cũng như những vụ phóng trước đó “không gây tác động, dù nhỏ nhất” đến hòa bình và an ninh, mà ngược lại còn là nhân tố bảo đảm cho ổn định khu vực. Triều Tiên thậm chí còn chỉ trích những nỗ lực nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Triều Tiên là “sự tưởng tượng ngu ngốc”.
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Richard Armitage nhận định: “Triều Tiên cũng chẳng ưa gì Trung Quốc giống như họ không ưa gì Mỹ cả". Triều Tiên hiểu rằng năng lực hạt nhân của họ chính là lý do để thu hút sự chú ý của thế giới và chắc chắn chiêu bài này sẽ còn tiếp tục được sử dụng để gây sức ép, hòng đạt được những lợi ích họ mong muốn./.
Nguồn : VOV Online
Cảm nhận Nhật Bản
Tôi vừa trở về sau một chuyến đi ngắn ngày với các Doanh nhân cùng Cục xúc tiến thương mại Bộ Công thương VN đến Nagasaki và Tokyo gặp gỡ các Doanh nhân và các quan chức Nhật Bản tìm hiểu và trao đổi các cơ hội hợp tác kinh doanh. Dù đã học tập sinh sống nhiều năm, đi lại vài lần tại Nhật Bản, nhưng mỗi lần thêm cảm nhận hơn về đất nước con người Nhật….Đến chỗ hay, gặp người hay, trao đổi việc hay…luôn là một điều quý giá : kiểm chứng lại mình, thêm những giá trị mới, hình dung tỏ tường cách đi đến tương lai …
Tôi luôn tâm niệm một triết lý của bản thân : ĐI QUA (…) THÌ MỚI ĐI ĐẾN! THẮNG MÌNH MỚI MẠNH HƠN! BỎ XẤU MỚI NẠP THÊM ĐƯỢC TỐT! MANG ĐIỀU HAY TRONG TAY SẼ CÓ GIẢI PHÁP!
Tôi viết bài này theo tinh thần đó.
Tôi vẫn chia sẻ với giới Doanh nhân rằng :…đến Mĩ, khi trở về bạn củng cố ý hướng kinh doanh, đến nước Nhật, khi trở về bạn sẽ ý thức hơn về thái độ làm việc.. Quả là đúng như vậy với các quan sát của tôi với những người từng thế…. Sẽ không cần nói cường điệu hơn về những phẩm chất gì khiến người Nhật chưa đầy nửa thế kỷ đã trở thành Đất nước hùng cường, trách nhiệm Quốc tế, sau đống tro tàn chiến tranh bởi những sai lầm khủng khiếp … Sự vĩ đại của Nhật Bản nằm ở chỗ: khả năng thay đổi của một Đất nước, Dân tộc nhằm nỗ lực xây dựng thành công một Quốc gia kỉ cương, trật tự, nề nếp hàng đầu Thế giới….từ đó hiện thực, hiện sinh một triết lý của họ :’CHẤT LƯỢNG (…) LÀ TẤT CẢ NHỮNG GÌ PHẢI PHẤN ĐẤU, ĐƯỢC CAM KẾT, CẦN TỰ TRỌNG, LÀ TỒN TẠI..’
Tóm tắt hành trình chính
- Chúng tôi hạ cánh vào tinh mơ sáng tại Fukoka ( sân bay quốc tế phía Nam Nhật Bản, còn thưa thớt lúc chưa đến giờ làm việc ). Sau khi dừng lại ăn sáng ( Udon, Lamen – với nước dùng 100% tinh chiết từ xương gia súc ) , tiếp tục lên xe đi hơn 3 giờ đến Nagasaki. Hội thảo và giao lưu thương mại Nhật Việt diễn ra tại đây 2 ngày ( 1 ngày chuẩn bị và một ngày chính thức : hội thảo về cơ hội giao thương, trưng bày sản phẩm mẫu, giới thiệu các khả năng kinh doanh của doanh nghiệp Việt nam ). Đây là Thành phố nằm bên biển, nhưng được bao bọc trong thung lũng rộng mấy trăm cây số vuông, xanh ngút ngàn…. đây còn là nơi trồng Trà nổi tiếng. Trước đó đoàn Việt Nam đến thăm Bảo tàng chiến tranh và Công viên Hòa bình…mọi người được thấu hiểu về sự phá hủy kinh khủng của vụ ném quả bom hạt nhân của Mĩ ( Litle Boy ), hơn thế khâm phục vô cùng về con người Nhật Bản đã hồi phục và dựng xây thành phố đã bị tàn phá khốc liệt như thế nào. Tối kết thúc công vụ, cả đoàn cùng các Doanh nhân, bao chí, hoạt động xã hội Nhật, với Đại sức đặc mệnh toàn quyền VN, ngài Thị trưởng, thứ trưởng Bộ CT dự tiệc chiêu đãi và tiếp xúc tìm hiểu thêm về nhau…
- Lên máy bay sáng sớm, từ Nagasaki đi sân bay Tokyo ( nơi đây có một đường bằng mới được xây dựng hoàn toàn trên các trụ thép được cắm sâu vào đáy biển ). Cả đoàn đến ăn trưa tại ‘thành phố Viên’ với vòm trời vời vợi thay đổi màu sắc theo thời gian thực, được tái hiện trong liên thông các tòa nhà ở Tokyo. Sau đó đến thẳng trụ sở tập đoàn thương mại AEON chia sẻ kinh nghiệm cung ứng và phân phối hàng hóa toàn cầu, đặc biệt về quy trình đảm bảo chất lượng toàn diện ( từ đầu vào đến đầu ra, từ trong ra ngoài, từ sản phẩm đến dịch vụ, từ hệ thống đến chi nhánh… ). Các Doanh nhân Việt đều thấy bản thân AEON với cơ cấu ngành hàng cực kỳ phong phú, có doanh số hơn 200 tỉ usd / năm chính là một địa chỉ quá nhiều tiềm năng cho rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam ( nhất là chính sách của họ giành 80% nội địa hóa sản phẩm ). Ngày hôm sau tất cả cùng tham dự hội thảo giao thương và cơ hội hợp tác tại tòa nhà trung tâm thương mại Tokyo do Bộ CT Việt – Nhật phối hợp tổ chức. Sau đó là sự trao đổi trực tiếp giữa từng doanh nhân Việt với các nhà đầu tư, tư vấn, sản xuất, thương mại của Nhật tại Tokyo. Chiều từng Doanh nhân sẽ theo lựa chọn phù hợp của mình sẽ tự đi: tìm hiểu cảng chợ cá Tokyo lớn nhất Nhật Bản ( Tsukiji ) , đến các thực địa thương mại, sản xuất khác, hoặc tham quan cơ sở sản xuất của đối tác Nhật. Tối chúng tôi đi tham quan và thưởng thức đồ uống trên tháp truyền hình Tokyo cùng ngắm thành phố khổng lồ về đêm lung linh trong biển ánh sáng điện như trải dài đến tận chân trời….
- Ngày thứ năm, cả đoàn giành trọn thời gian đi tham quan núi Phú Sĩ ( cao hơn 3.700 m )….hơi tiếc là cả ngày, trên đó có mưa lạnh và sương mờ…Đi qua con đường nhựa độc đạo lên trạm số 5 ( cao hơn 2500 m )…những cánh rừng xanh tươi mênh mông tít tắp, phần lớn là những cây cổ thụ, mọc đều đặn bên nhau, thẳng tắp vươn lên như tính cách người Nhật. Đoạn đường ngang qua Judai ( bên rừng thăm thẳm, hàng năm có vài trăm người đến đây tự tử vì nhiều lẽ sống chết khác nhau…), vọng vào bên trong xe Bus chở đoàn những tiếng nhạc âm hồn như cất lên nhè nhẹ, mơ hồ từ tứ phía, theo giai điệu bài ca về Phú Sĩ thiêng liêng hùng vĩ… Ở trạm số 5 có ngôi đền thiêng, bên cạnh là mộ đá thờ một anh hùng Samurai, trước lối vào là nơi buộc những tờ giấy ghi những niềm ước mơ hy vọng được toại nguyện, hay những chuyện buồn phiền mong được mưa gió mang đi… Nơi trạm số 5 có cửa hàng rộng lớn bày bán rất nhiều đặc sản vùng Kyoto ( Omochi làm bằng tay từ gạo giã trộn nước hoa quả các loại…Quạt giấy, ô Geshya chuông may mắn… ). Chiều chúng tôi đi tàu buồm băng qua hồ Ashi trong vùng Hakone nổi tiếng. Cảnh quan mênh mông, tuyệt đẹp được kiến tạo từ núi lửa cách đây và ngàn năm, sản sinh ra nhiều nguồn suối nước khoáng nóng cực tốt cho sức khỏe với những nơi tắm Onsen đặc kiểu Nhật, cùng ăn với trứng luộc chín bởi sức nóng của nước khoáng nóng, được coi là sẽ tăng thêm tuổi thọ ( mọi người ăn, thường đùa : cốt thưởng thức hiện tại chứ không mong sống lâu làm gì ). Tối trở về khách sạn 5 sao vùng Shinjuku – trung tâm nhất về thương mại và tài chính của Tokyo, dự tiệc của Viettrade cùng Đại sứ Quán chiêu đãi các Doanh nhân trong đoàn, để sáng mai đi sân bay Narita về Hà nội….
Những cảm nhận học tập
- Kỉ cương, nề nếp, trật tự, chuyên nghiệp, văn hóa, văn minh là 5 giá trị điển hình và phổ quát của toàn xã hội Nhật Bản làm nên một Quốc gia hùng cường, thịnh vượng, xứng đáng tự hào và học hỏi của Năm châu. Từng người làm việc theo kế hoạch, nghiêm túc, thân thiện, hợp tác với 4 tiêu chí : ĐÚNG ĐỦ TỐT CHUẨN
- Các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức Nhật Bản thực hành phương châm :’Doanh nghiệp ngồi lên trước, ở trung tâm’ . Một quan chức cấp cao Việt vào sau nhìn quanh hỏi : sao mình lại ngồi ở đằng sau và ở những hàng ghế xung quanh ? Bằng thái độ lịch sự, ôn tồn người đại diện Nhật đưa tay mời và nói : đó là chỗ của quý bà, chúng tôi cũng thế, để chúng ta hướng đến các bạn Doanh nhân !
- Các thành phố và trung tâm, đã và đang hướng tới ‘5 không’ ( đường điện trên cao, ô nhiễm môi trường, khoảng trống cây xanh, tắc đường giao thông, tệ nạn nhũng nhiễu ). Làm được như thế chứng tỏ hệ thống chính trị, xã hội, mọi tầng lớp nhân dân đã thống nhất cao độ, với nguyên lý : Chính quyền thực vì dân thì không gì là không được ủng hộ và mọi điều đều hiện thực được
- Trên các xa lộ hiện hữu tuyệt đại bộ phận là xe hơi Nhật, đâu đâu cũng sản phẩm nội địa là chính : với sự tự tôn : nếu không sản xuất ra hàng hóa khiến người dân nước mình muốn sử dụng thì không thể thuyết phục người nước ngoài tiêu dùng, không thể thành công trong thương mại toàn cầu. Sản phẩm không chất lượng là nỗi nhục Quốc thể. Từng đồng tiền nhỏ nhất đều có giá trị tiêu dùng và thanh toán
- Tập chỉ số lòng tin là điều quyết định phát triển mọi mặt Đất nước, cũng như thu hút đầu tư trong ngoài nước, bao gồm 5 phương diện chính ( uy tín toàn diện của Chính phủ + Cam kết của các tổ chức + Mở mang kinh doanh của Doanh nghiệp + những tập tính tốt của người Dân ). Điều đó giải thích vì sao xã hội Nhật Bản khắc phục được kỳ diệu các sự cố thiên tai và lớn mạnh hơn trong các mối đe dọa địch họa
- ‘Con người là trung tâm’ được thể hiện ở mọi chỗ, mọi nơi, mọi cấp độ trong giao tiếp, hành xử, quản trị… ví như trong các Toilet công cộng khắp nơi đều có ghế ngồi cho trẻ con khi bố mẹ cần đi về sinh cá nhân…mọi đường phố đều có lối gạch vàng cho người mù, mọi xe bus đều có phương tiện chuyên dụng cho người tàn tật, mọi giai dịch đều vì sự thuận lợi và hữu ích cho con người, mọi cánh rừng đều có bốt điện thoại công cộng cho người gặp cơ nhỡ…
- Xây dựng ý thức cho mọi người trước hết bằng thiết lập các chuẩn chỉ ở mọi nơi, bằng mỗi cá thể là người bắt đầu: gương mẫu, tự giác, nhắc nhở…những người khác còn lại…Không làm tổn thương người khác, nhưng luôn có cách khiến người khác tự tôn mà tuân thủ, đến mức : tất thảy đều chấp hành mọi quy tắc, giữ rác bên người khi chưa tìm thấy chỗ, sẵn sàng xin lỗi và sửa chữa những hành vi chưa được một cách tâm phục…
- Đâu đâu cũng hiện hữu bàn tay lao động và ý thức cao của mọi người : từ tiểu thành phố được xây dựng bằng các loại rác thải trên vịnh Denba từ cảng Tokyo về trug tâm, không một quả đồi, vạt núi nào để bị hoang trọc, các công trường đều ngăn nắp và tối thiểu làm phiền hoạt động chung , từ khu vực ngoại vi vào trung tâm thành phố không hề có biển quảng cáo thường thấy như ở các nước đang phát triển ( tự biến tổ chức mình thành điểm đến )
- Tinh thần Nhật Bản luôn được đề cao và nuối dưỡng : mỗi người đều là một Samurai chân chính ( mang thanh kiếm danh dự, xả thân vì nghĩa lớn, tự tôn tự trọng tự cường, tôn trọng mọi điều thuộc về con người, mọi điều của thiên nhiên là quý, cái đã có nếu là tốt thì dẫn đến tốt chứ không phải đánh đổi nó lấy thứ khác, được mất gắn với phải trái, không mất thời gian đời người làm việc với điều xấu, chơi với kẻ xấu, chữ Tín phải thể hiện và giữ bằng mạng sống….)…..
Có một số người nhận xét : người Nhật, nhìn họ luôn khẩn trương, nghiêm túc, bận rộn quá…thật ít những vẻ hớn hở hồn nhiên…vô cùng hiếm những lời đùa cợt….chẳng lẽ họ dành cuộc sống cho mỗi công việc thôi ư? Tôi đi các nước, chung với người Việt ( đặc biệt giới quan chức công chức và doanh nghiệp Nhà nước…và trong chuyến đi này cũng có ), nên hiểu rõ những thắc mắc đó… thấy không ít người vào việc thì chẳng thấu đáo, đại khái mọi chuyện, diễn là chính mà không thực làm, chả thể hiện được điều gì hay về lao động nhưng ngay lập tức to giọng hào hứng với chuyện tiếu lâm tục tĩu…đi đường xểnh ra là ngủ là kêu ca, rất hay bàn ngang bàn ngửa, cắt giảm chương trình làm việc để chơi hay shoping….chưa bàn việc đã lo hết giờ, chưa đến đã muộn, chưa đi đã ngại, chưa thực làm đã ham vui…
Xin có lời rằng : Lao động là giá trị quan trọng nhất của đời người ( về ý nghĩa, danh dự, thành đạt, niềm vui, cống hiến…). Nếu bớt thứ khác vì nó thì rất xứng đáng, nếu kém chuyện khác mà giỏi lao động thì thiên hạ không thể coi thường, gặt hái được những điều hay từ lao động mới là điều đáng giá nhất
Tôi cảm tạ về cơ hội được đi, được thấy, được học,được chia sẻ !
Người dân Việt không lạ gì dã tâm của Trung Quốc!
TS. Trần Thị Phương Hoa
Viện Nghiên Cứu Châu Âu, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam - Văn hóa Nghệ An
Lời Tòa Soạn: Chúng tôi gửi đến bạn đọc một đoạn đối thoại ngắn của VHNA với tiến sỹ Trần Thị Phương Hoa, thành viên của Viện Nghiên Cứu Châu Âu [Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam] về Trung Quốc bởi sự kiện họ ngang ngược đưa tàu chiến và giàn khoan dầu vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và có nhiều hành vi khiêu khích trắng trợn. Cũng với nội dung này, chúng tôi sẽ trao đổi với nhiều người, làm những công việc khác nhau, vị trí xã hội khác nhau…Thiết nghĩ đây cũng là những tâm sự sâu sắc và nóng bỏng.
Từ 1.5.2014 đến nay Trung Quốc đã ngang ngược đưa dàn khoan cùng rất nhiều tàu chiến hộ tống, kể cả tàu tên lửa, vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bà có nhận định gì về hành vi này của Trung Quốc?
Nếu nói bằng ngôn ngữ văn học thì đây là hành động ngang ngược, nếu nói về mặt luật pháp thì đây là hành động phi pháp, chà đạp lên luật lệ quốc tế và trắng trợn vi phạm các quy tắc cũng như nguyên tắc ứng xử ngoại giao.
Theo bà thì quan hệ Trung - Việt sẽ như thế nào sau hành vi trắng trợn này của phía TQ?
Quan hệ Trung-Việt từ trước đến nay vẫn tồn tại ở nhiều mức độ: mức độ quan hệ nhà nước, quan hệ giữa người dân, nó mang tính chính thức và không chính thức, nó bao hàm các khía cạnh ngoại giao-lịch sử- văn hóa- tâm lý. Về mặt ngoại giao, đây là mối quan hệ bằng mặt nhưng không bằng lòng. Về mặt lịch sử-văn hóa, trong 2000 năm lịch sử thành văn của Việt Nam, có đến hơn 9/10 thời gian Trung Quốc hiện lên như kẻ thù xâm lược Việt Nam. Đặc biệt dã tâm đồng hóa văn hóa Việt Nam và muốn biến Việt Nam thành một bộ phận của Trung Quốc là điều làm người Việt Nam luôn cảnh giác và hoàn toàn mất niềm tin vào Trung Quốc.
Hành vi trắng trợn này của phía Trung Quốc chỉ khẳng định thêm mối nghi ngờ của người dân Việt Nam mà thôi, chứ người dân Việt không lạ gì dã tâm của Trung Quốc.
Tại sao các nước ASEN không có phản ứng gì về sự kiện này? Liệu cuộc họp cấp cao sắp tới của ASEAN có cải thiện được tình hình quan hệ của tổ chức này.
ASEAN vốn là một tổ chức lỏng lẻo, tiếng Anh gọi là "talk-shop"- là nơi giao lưu vui vẻ là chính chứ người dân được hưởng lợi rất ít từ mối quan hệ này. "Khi vui thì vỗ tay vào, đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai", điều này đã được thể hiện qua nhiều sự kiện gần đây. Nguyên nhân của thái độ này có lẽ là do các quốc gia trong ASEAN chưa thật sự có niềm tin đối với nhau. Các lợi ích kinh tế trước mắt không thể xóa mờ các khác biệt về tư tưởng, hay các giá trị văn hóa-văn minh theo giả thuyết của Huntington.
Bà hiểu gì về Trung Hoa? Về chủ nghĩa Đại Hán?
Tôi không hiểu rõ lắm về chủ nghĩa Đại Hán nhưng qua thực tiễn lịch sử những gì mà người Trung Quốc hành xử với Việt Nam và các nước láng giềng, có thể thấy rõ chủ nghĩa bá quyền của họ. Và dường như chủ nghĩa Đại Hán này cũng được áp dụng ngay trong bản thân Trung Quốc, xu thế Hán hóa toàn bộ Trung Quốc vốn rất đa dạng về văn hóa tộc người và ngôn ngữ.
Lịch sử Việt nam cơ bản là lịch sử chống sự xâm lăng của các thế lục bành trướng Đại Hán Trung Hoa.Với hành động vừa rồi, ông/bà có nghĩ là một hành vi khiêu khích gây hấn, hay là khiêu chiến?
Có lẽ Trung Quốc nhận thấy Việt Nam đang yếu thế nên muốn khiêu chiến chăng? Ngoài ra, hành vi hiếu chiến này cũng là nhằm mục tiêu khơi dậy tinh thần dân tộc của người Trung Quốc, liên kết và cố kết người Trung Quốc vốn hiện đang có nhiều chia rẽ.
Theo bà, để chống lại được dã tâm và hành động bành trướng của người Trung Quốc, ngày nay chúng ta phải làm gì?
Giờ đây các cuộc "chiến tranh nóng" dường như khó xảy ra (nhưng cũng không loại trừ khả năng này). Cuộc chiến tranh kinh tế, tri thức đang diễn ra khốc liệt. Việt Nam hiện đang tụt hậu trong cuộc chiến này. Việt Nam cần phải tạo cho mình những quân bài mạnh để có thể mặc cả với Trung Quốc, trong khi hiện nay Việt Nam dường như chả có gì trong tay: không có kỹ thuật công nghệ cạnh tranh, không có trình độ quản lý, không có thế mạnh về năng lượng,...Những gì Việt Nam có như nông sản phẩm thì lại không ổn định và thậm chí còn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc (như một vài sự kiện gần đây về hàng hóa qua biên giới). Muốn chống lại dã tâm của Trung Quốc, Việt Nam phải thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc, phải xây dựng một nền độc lập tự chủ thực sự dựa trên sức mạnh của nhân dân.
Tại thời điểm này, bà có nghĩ gì về bài học các nước lớn đi đêm với nhau trên lưng chúng ta. Lần này liệu họ có đi đêm không?
Người Mỹ đã tuyên bố chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc nổi lên hiện nay là điều khiến Mỹ lo ngại. Nhưng Trung Quốc lại đi đúng bài mà các nước tư bản đế quốc đã sử dụng cách nay 1 thế kỷ, tức là mở rộng thị trường sang châu Phi và dùng vũ lực để tăng cường phạm vi ảnh hưởng. Hiện nay các nước đế quốc "cổ điển" đã có cách tiếp cận mới hơn, nên việc họ "bắt tay" với TQ chỉ làm giảm giá trị của họ mà thôi, chắc họ sẽ không lặp lại bài học cũ nữa mà sẽ có cách đi khác.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)